Các vị trí đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thuỷ ngân là dụng cụ chuyên dùng để đo nhiệt độ, thường có dạng thanh dẹt, vỏ ngoài bằng thủy tinh, bên trong có chứa thủy ngân. Nhiệt kế thủy ngân thường được dùng để đo nhiệt độ cơ thể tại các gia đình, bệnh viện, phòng khám...
Thông thường, khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể, người ta thường đặt nhiệt kế ở những vị trí sau:
Trực tràng (hậu môn): Theo các chuyên gia, đo nhiệt độ ở trực tràng thường cho kết quả chính xác nhất, cách này hay được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dưới nách: Đo nhiệt độ cơ thể bằng cách kẹp nhiệt kế thủy ngân vào nách là cách dùng phổ biến nhất nhưng cho kết quả thấp hơn so với cách đo trực tràng từ 0,5oC - 1,5oC.
Dưới lưỡi: Cách này thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên, thường cho kết quả thấp hơn 0,3oC - 0,8oC so với đo ở trực tràng.
Đo nhiệt độ âm đạo: Đo nhiệt kế thủy ngân này cho kết quả thấp hơn trung bình là 0,1oC đến 0,3oC so với đo ở trực tràng.
Thông thường, bạn phải cặp nhiệt độ liên tục trong khoảng 5 - 7 phút và hạn chế xê dịch trong quá trình đo. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để thủy ngân có thể cảm ứng được với nhiệt độ và thể hiện được mức nhiệt chính xác nhất của cơ thể.
Tuy nhiên, thủy ngân là một chất khá độc nên khi sử dụng, người dùng cần thao tác đúng cách để đảm bảo an toàn, hạn chế phát sinh rủi ro. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng cặp nhiệt độ thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể đúng nhất mà bạn nên tham khảo.
Bước 1: Vệ sinh nhiệt kế trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ, bạn nên thấm một chút cồn vào bông gòn rồi dùng bông lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế bởi đây là vị trí sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bạn.
Bước 2: Vẩy nhiệt kế
Cầm chắc đuôi nhiệt kế, dùng lực cổ tay vẩy mạnh nhiệt kế cho xuống dưới mức 35oC.
Bước 3: Kẹp nhiệt kế vào vùng cơ thể muốn đo
Cho nhiệt kế thủy ngân vào vị trí đo và giữ nguyên nhiệt kế thủy ngân ở vị trí đó ít nhất từ 5 - 7 phút.
Bước 4: Rút nhiệt kế và đọc kết quả
Sau khi hết thời gian, bạn rút nhiệt kế ra khỏi vị trí đo và đọc kết quả hiển thị trên nhiệt kế. Bạn quan sát trên thước nhiệt độ, vạch đỏ chạy đến số bao nhiêu thì tương ứng với nhiệt độ cơ thể đã đo được.
>>> Xem thêm:
Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn, trẻ em? Sốt cao, sốt nhẹ là bao nhiêu độ?
5 cách đo nhiệt độ cho trẻ bạn cần biết!
Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân sử dụng khá đơn giản nhưng có kết cấu rất mỏng manh, bên trong lại chứa thủy ngân - một chất hóa học có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể, bạn cần lưu ý:
Sau khi sử dụng, bạn nên lắc cho cột thủy ngân về mức thấp nhất, khử trùng và bảo quản nơi khô ráo, an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
Nên chuẩn bị riêng một nhiệt kế chuyên dùng đo nhiệt độ hậu môn và một nhiệt kế khác để đo những vùng khác của cơ thể như miệng và nách.
- Chăm sóc hậu môn
- Chăm sóc răng miêng
- Vớ Tĩnh Mạch
- Dụng cụ diện chẩn
- Đai nẹp
- Đai Lưng
- Chăm sóc hệ hô hấp
- Máy đo huyết áp
- Máy đường huyết
- Máy xông - hút
- Nhiệt kế
- Cân sức khỏe
- Máy massage
- Xe Lăn, Khung, Ghế bô, Gậy
- Máy trợ thính
- Máy nồng độ O2
- Mẹ và bé
- SP Khác
- Chăm sóc chấn thương
- Yến sào
- Thẩm mỹ
- Vật tư tiêu hao

Mua hàng online rất nhanh chóng, giao đúng mặt hàng yêu cầu Tôi rất hài lòng.
Nguyễn Lan Anh


Nhân viên hỗ trợ rất nhiệt tình, thân thiện. Tôi rất hài lòng và sẽ tiếp tục mua hàng tại website
Phạm Kim Hiếu.
