Hotline: 0934.003.022
Giỏ hàng
0

Ở người bình thường, không khí trước khi vào phổi thường được làm ấm, làm ẩm, làm sạch khi đi qua vùng mũi miệng. Khi bệnh nhân được đặt ống mở khí quản, cơ chế này bị bỏ qua, nên không khí vào phổi sẽ trở nên lạnh, khô, và “bẩn” hơn. Điều này kích thích tiết nhiều đàm nhớt để giữ lại chất dơ không đi vào phổi. Tuy nhiên, quá nhiều đàm nhớt tích tụ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, từ đó dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp ví dụ viêm phổi, viêm thanh khí phế quản. Do vậy việc hút đàm nhớt là rất quan trọng. Tuy nhiên cũng nên tránh hút đàm nhớt quá thường xuyên, khi không cần thiết vì việc này sẽ gây tổn thương vùng khí quản, và thậm chí còn kích thích đàm nhớt tiết ra thường xuyên hơn.

 

“Mũi nhân tạo” là một bộ phận có thể lắp vào ống mở khí quản giúp giữ độ ẩm không khí hít vào, ngăn chặn các hạt rơi vào đường thở.

Khi nào cần hút đàm nhớt?

  • Bất cứ khi nào cảm thấy hay nghe thấy tiếng của đàm nhớt trong đường thở.
  • Vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
  • Khi bệnh nhân khó thở (thở gắng sức, thở nhanh).
  • Trước bữa ăn.
  • Sau khi đi ra ngoài trời.
  • Trước khi đi ngủ.

Quy trình hút đàm nhớt

Dụng cụ:

  • Ống hút đàm (chú ý phải đúng kích thước).
  • Nước cất hoặc nước vô trùng, nước muối sinh lý.
  • Máy hút đàm, ống nối với máy hút.
  • Vật chứa để ngâm ống.
  • Bàn chải mở khí quản (để làm sạch nòng trong ống mở khí quản).
  • Một bộ ống mở khí quản phụ (nếu có thể).

Cách thực hiện:

  1. Rửa tay.
  2. Bật máy hút và kết nối ống nối vào máy.
  3. Chọn ống hút đàm.
  4. Gắn ống hút đàm vào ống nối.
  5. Đặt bệnh nhân nằm ngửa với một chiếc khăn dưới vai. Một số bệnh nhân thích ngồi, điều này cũng có thể chấp nhận được.
  6. Nhúng ống hút đàm vào nước muối hay nước vô khuẩn để làm ẩm. Cho hút thử để kiểm tra hê thống.
  7. Rút nòng trong (nếu có). Đặt nòng trong vào dụng cụ chứa đã chuẩn bị sẵn.
  8. Một cách cẩn thận đưa ống hút đàm vào ống mở khí quản sao cho ống đi theo đường cong của ống mở khí quản. Một cách ngắt quãng đặt ngón tay cái vào lỗ thông hơi của ống hút đàm trong khi dần dần rút ống hút đàm ra. Chú ý không để ống hút đàm trong ống mở khí quản quá 10 giây vì trong lúc hút đàm bệnh nhân không thở được.
  9. Quan sát bệnh nhân sau khi hút đàm, xem bệnh nhân có thở lại không. Chờ khoản 10 giây.
  10. Hút một lượng nhỏ nước cất hay nước vô trùng để làm sạch các chất tiết trong ống hút đàm.
  11. Đặt nòng trong vào ống mở khí quản.
  12. Tắt máy, lấy ống hút đàm ra.